Vietnamese Vietnamese

Ban Biên tập website trường CĐSP Kiên Giang là bộ phận truyền thông của trường CĐSP Kiên Giang

Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang được tỉnh đầu tư xây dựng 3 dãy ký túc xá 3 tầng gồm Ký túc xá A, B, C nằm trong khuôn viên Nhà trường. Có 98 phòng gồm 2 phòng làm việc, 2 phòng dùng chung và 94 phòng ở cho Sinh viên nội trú.

Chiều ngày 21/12/2023, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ trường CĐSP Kiên Giang đã tiến hành trao giải cho các cá nhân và tập thể đạt giải hội thi “Tìm hiểu Luật Bình đẳng giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình” năm 2023. Ông Nguyễn Tấn Kiệt – đại diện Đảng ủy, BGH Nhà trường đã đến tham dự và trao giải.

Thực hiện Kế hoạch năm của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ; Công đoàn năm 2022, được sự đồng ý của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ kết hợp Công đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang tổ chức kỹ niệm 21 năm ngày gia đình Việt Nam năm 2022.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc được bắt nguồn từ đâu? Ngày này có ý nghĩa lịch sử đặc biệt như thế nào? Và tại sao lại được chọn ngày 20/3 hàng năm là ngày quốc tế hạnh phúc. Mời bạn cùng BBT website tìm hiểu nhé!

Hưởng ứng sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do TƯ Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 08/3 và 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang đã chỉ đạo các đơn vị vận động CB-VC và HSSV nữ mặc áo dài trong tuần lễ “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam” từ ngày 02/3 - 08/3/2020 và mặc đồng loạt vào ngày 06/3/2020.

Hòa chung không khí kỷ niệm 110 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều ngày 06/03/2020, Trường CĐ Sư phạm Kiên Giang tổ chức buổi họp mặt thân mật toàn thể nữ CB, VC & NLĐ trong nhà trường.

Đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ và nhất là đánh giá đúng vị trí, vai trò, khả năng và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong mọi thời đại, Hồ Chí Minh khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” (1). Phụ nữ chiếm đa số trong nhân dân lao động; là những người chịu nhiều đau khổ, hy sinh, mất mát; có tinh thần cách mạng sâu sắc và là một lực lượng cách mạng to lớn, cho nên “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” (2). Vì vậy, giải phóng phụ nữ không chỉ là công việc riêng của phụ nữ mà gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. 

Người phụ nữ hiện đại dường như được gán cho rất nhiều trọng trách nặng nề, vừa phải phát triển sự nghiệp vừa chăm lo cho tổ ấm. Thế nhưng nhiều khi họ vẫn gặp phải nhiều rào cản và tranh cãi của dư luận. Đâu là tiêu chí chính xác để người phụ nữ Việt hiện đại nương theo? Những nét văn hóa cổ truyền nào người phụ nữ hiện đại cần duy trì và gìn giữ?

Liên hệ