Vietnamese Vietnamese

 (TG) - Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Kết luận 01-KL/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Kết luận 01).

 

(TG) - Trong thời qua, các thế lực thù địch ra sức tung ra các chiêu bài ngày càng tinh vi, thâm độc để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Một trong những thủ đoạn được nhắc đến nhiều nhất là chúng tìm mọi cách để đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm làm đứt gẫy từng bộ phận cấu thành của nền tảng tư tưởng của Đảng. Do đó, cần nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn này để luôn vững tin vào nền tảng tư tưởng của Đảng.

 (TG)- Sau gần 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, trưa ngày mồng 2 Tết Tân Tỵ (28/1/1941), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước. Có thể nói, đây là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân song rất đỗi vinh quang của Người.

(TG)- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ nhà giáo - nhân vật trung tâm của hệ thống giáo dục, lực lượng chủ đạo của sự nghiệp “Trồng người”, yếu tố quyết định chất lượng của hoạt động giáo dục.

(TG) - Thực tế đã chứng minh bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến thành bại của mỗi Đảng nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.

Hiện nay, ta đang tổ chức tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong bối cảnh đó, các thế lực thù địch, phản động đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, không chỉ phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn phủ nhận cả tư tưởng Hồ Chí Minh bằng mọi thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc.

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6-5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu: “Lê-nin khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Mỗi người phải ghi nhớ và thực hành điều đó”(1). Người còn cho treo trong phòng họp lời dạy của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”(2). Người coi lời dạy của Lê-nin và Khổng Tử là phương châm sống và hành động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Cũng tại Hội nghị này, Người nhấn mạnh: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”(3). Người còn xác định: “Không phải có thầy thì học, không thầy đến thì đùa. Phải biết tự động học tập”(4). Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”(1947), khi nói về cách học tập, Người viết: “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”(5).

Nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, BCH Đảng ủy trường CĐSP Kiên Giang đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 tại Giảng đường của nhà trường trong buổi chiều ngày 6/3/2020.

Sau ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông, lần thứ ba vào năm Đinh Hợi (1287), nhà Trần thịnh vượng được hơn 60 năm. Đến đời vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) lên ngôi được một số năm, đã chăm lo đến dân bị thiên tai nhưng dần bị bọn gian thần đã lôi cuốn vua theo chúng, bóc lột tiền dân, sức dân xây cung điện, làm nhà cao, đắp tường đẹp, học đòi lối sống xa hoa, hưởng lạc. Dụ Tông ham đánh bạc, còn gọi người giàu ngoài phố vào cung đánh bạc. Riêng uống rượu, các quan nào tửu lượng cao còn được phần thưởng vua ban, thậm chí uống nhiều rượu còn được thăng chức.

Trong di sản tinh thần vô giá Hồ Chí Minh để lại, tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng vẫn vẹn nguyên giá trị, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học công nghệ (CMKHCN) đang phát triển như vũ bão, khi nhân loại bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Với ý nghĩa đó, công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung, giáo dục đạo đức cách mạng nói riêng càng trở nên cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn đức, luyện tài đối với sinh viên trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng hiện nay.

Bản Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau nửa thế kỷ, càng sáng tỏ giá trị lịch sử và tầm nhìn thời đại, tầm nhìn xa trông rộng của một bậc thiên tài. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi đường, định hướng cho cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và cho cả mai sau. Di chúc bất hủ của Người là chỉ dẫn, là lời dạy, là ngọn đuốc soi đường cho đất nước ta vững bước đi lên, phát triển bền vững.

Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ nói chung, công tác dạy học nói riêng. Người đã dạy rằng: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn xây dựng CNXH trước hết cần có con người XHCN.

Liên hệ